(0292) 3 827 179

phongkhamdongxuan@gmail.com

Facebook: Phòng khám Đồng Xuân

Chi tiết bài viết

CHĂM SÓC SỨC KHỎE GIAI ĐOẠN THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA

Ngày đăng: 28/10/2019 09:45

CHĂM SÓC SỨC KHỎE GIAI ĐOẠN THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA

Việc thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa khiến cơ thể của chúng ta  không kịp thích ứng sẽ dễ gây bệnh đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó việc phòng ngừa căn bệnh này là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và cả gia đình.

Theo các Bác sĩ cho biết, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không kịp thích ứng nên rất dễ bị viêm đường hô hấp nếu không chủ động phòng và điều trị đúng thì rất dễ chuyển các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản ...

Những bệnh thường gặp lúc giao mùa như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng…

Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp cấp, viêm phổi, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, nguy hiểm hơn còn có thể dẫn đến tử vong.

  1. Bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi, nghẹt mũi. Nặng hơn, có thể bị khó thở, ù tai.

Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở trẻ.

Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng theo các bác sĩ  khuyến cáo chúng ta nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo trong nhà. Tránh các loại hoá chất xịt phòng hoặc phấn hoa.

Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nấm mốc. Đặc biệt, không tiếp xúc với khói thuốc lá.

Giữ ấm cơ thể khi sử dụng điều hoà.

Thường xuyên ngâm nước muối sinh lý và vệ sinh răng miệng.

viêm mũi_Phòng khám Đồng Xuân
 

  1. Bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp do vi rút và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóng chuyển sang lạnh.

Biểu hiện của bệnh là: nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi… nếu kèm theo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp.

Để phòng tránh cảm cúm phụ huynh cần mặc ấm cho trẻ, chú ý phần cổ, tay, chân. Thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường trao đổi chất. Giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc. Chú ý tới giấc ngủ của trẻ. Hãy đảm bảo trẻ ngủ trong môi trường thoáng gió và thoải mái.

Với trẻ sơ nên cho con bú sữa mẹ. Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín – uống sôi.

benh cam cum_Phòng Khám Đồng Xuân

giu am_Phòng khám Đồng Xuân

  1. Bệnh hen suyễn

Bệnh có thể càng trầm trọng khi gặp thời điểm chuyển mùa. Theo các chuyên gia, thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm thích hợp để vi khuẩn phát triển mạnh do tiếp xúc với nhiều loại virus bệnh đường hô hấp. Bệnh hen suyễn thường bùng phát vào cuối tháng 8 và tháng 9 vì hai nguyên nhân chính:

  • Nhiễm virus có tỷ lệ cao vào mùa thu và mùa đông.
  • Trẻ em trở lại trường học và ở trong khu vực gần với các học sinh khác bị nhiễm virút.

Để phòng tránh bệnh phát triển mạnh, chúng ta cần lưu ý thường xuyên đeo khẩu trang y tế, hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh cảm cúm

Tham gia luyện tập thể dục, ăn uống hợp vệ sinh.

hen xuyễn_Phòng khám Đồng Xuân

phòng tránh bệnh_Phòng khám Đồng Xuân

  1. Bệnh viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp thường xảy ra vào mùa đông hoặc mùa hè do chúng ta uống nước đá nhiều.

Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.

Nguyên nhân là do vi khuẩn, có nhiều trường hợp do vi rút gây lên.

Để phòng tránh viêm họng cấp cần chú ý vệ sinh mũi họng như: rửa mũi, đánh răng, súc miệng nước muối sinh lý.

Hạn chế uống nước có gas, nước đá, rượu bia,…

viêm họng cấp_Phòng khám Đồng Xuân

*** Để phòng bệnh đường hô hấp trong thời điểm giao mùa:

Ăn dặm đúng thời điểm với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng.

Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng quốc gia.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mỗi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.

Không hút thuốc lá và giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

đi bộ_Phòng khám Đồng Xuân

Cre: Hạnh Nguyễn

Xem thêm bài viết khác

Lịch làm việc
Đăng ký lịch hẹn
Đội ngũ bác sĩ
  • BS. Đỗ Thế Kiệt

  • KTV. XQ Lê Hoàng Liệt

  • Ths.BS.CkII Đoàn Thanh Tuấn
    Tim Mạch- Can thiệp

  • BS.CkII Trần Huỳnh Việt Trinh
    Nhãn Khoa

  • ĐD NGUYỄN TRẦN THỊ THÚY HUỲNH

  • Nhân viên Y tế

  • BS CK1 TRẦN VIỆT HOA

  • DS LÊ BÙI THANH TRÚC

  • KTV. XN Nguyễn Thị Kim Thy

  • DS. Đào Thị Tú Anh

  • KTV. XQ Nguyễn Thị Ngọc Hà

  • Nhân Viên Y tế

  • BS. Đỗ Thế Kiệt

  • KTV. XQ Lê Hoàng Liệt

  • Ths.BS.CkII Đoàn Thanh Tuấn
    Tim Mạch- Can thiệp

  • BS.CkII Trần Huỳnh Việt Trinh
    Nhãn Khoa

Lượt truy cập
  • 96 Trong ngày
  • 872 Trong Tháng
  • 15.261 Trong năm
  • 234.342 Tất cả